Lợn tai xanh sẽ không còn là nỗi lo của bạn

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi lợn nhà mình lại chậm lớn và nhiều bệnh hơn lợn của những trại khác trong khi cùng dùng một loại cám với hàm lượng như nhau. Hay có khi nào bạn thắc mắc lợn nhà mình lại bị dịch tai xanh còn nhà khác thì không? Câu trả lời có lẽ sẽ đơn giản đến bất ngờ, đó chính là phương pháp vệ sinh chuồng trại cũng như cách phòng ngừa dịch mà bạn đang làm không đúng cách. Vậy dịch tai xanh là gì, cách phòng chống và vệ sinh chuồng trại như thế nào cho đúng cách chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở phần dưới đây nhé.

I Tìm hiểu về dịch lợn tai xanh

a.Định nghĩa: Dịch tai xanh là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lơn, là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều lợn nhiễm bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho thị trường thịt lợn đang tăng mạnh trong dạo gần đây.

b.Triệu chứng khi lợn mắc dịch:

Heo nái: chán ăn  từ 7 – 14 ngày, sốt 410 C, sẩy thai, đẻ non, lên giống giả, ho và viêm phổi, mất sữa và viêm vú, tỷ lệ thai chết và khô thai ở 3 tuần trước khi sanh.

 Heo nọc: chán ăn, sốt 410C, giảm hưng phấn, tinh dịch ít và kém chất lượng.

Heo thịt: ăn giảm 50%, sốt 410C, thường kế phát các bệnh kèm theo

II Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

 1 Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, vệ sinh sạch sẽ, mật độ vừa phải

Thực hiện an toàn sinh học:

Tạo sự thích nghi và cách ly cho heo hậu bị bằng cách cho heo hậu bị tiếp xúc với nái già ở trại cách ly ít nhất trong 2 tháng (với điều kiện kháng thể phải ổn định trước khi nhập chung đàn, tức là không bài thải virut ra môi trường)

Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại theo lịch sau:

      Bình thường: 2 tuần 1 lần

      Khi có dịch  : 3 ngày 1 lần

 Vaccine ngừa  bệnh tai xanh có thể áp dụng tùy theo dịch tả của trại:

Trường hợp trại chưa bao giờ tiêm phòng PRRS (tai xanh) phải lấy máu xét nghiệm để định chủng PRRS. Nếu biết chủng nào thì chọn vaccine có chủng đó tiêm là tốt nhất. Cách tiêm toàn đàn, sau đó đúng 1 tháng thì tiêm nhắc lại và cứ 3 tháng tiêm lại một lần. Riêng heo con theo mẹ tiêm lúc 3 tuần tuổi

Trường hợp khác có thể áp dụng quy trình theo hệ thống 6-60: 6 ngày nuôi con và 60 ngày mang thai , heo con tiêm lúc 3 tuần tuổi

  • Xử lý nhanh khi dịch tả xuất hiện

Tiêu độc xác trùng

  • Khi có dịch bệnh nổ ra xung quanh: phun thuốc sát trùng 3 ngày 1 lần
  • Khi xuất hiện bệnh tại trại: 1lần/ngày, phun thẳng vào chuồng đang nuôi, và xung quanh trong suốt thời gian heo bệnh (1-2 tuần)

 Nâng sức đề kháng toàn đàn

  • Tăng cường cho uống vitamin C và chất điện giải
  • Sử dụng chiết xuất vách tế bào nấm men ( β-Glucan)
  • Quy trình vệ sinh chuồng trại

Bước 1 – Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…

Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 – 3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe…), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:

Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc.

Lưu ý thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5 – Để khô:

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 – 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

III Một số hóa chất thường sử dụng trong vệ sinh chuồng trại

Việc khử trùng chuồng trại là hết sức quan trọng trong chăn nuôi gia súc. Nó góp phần làm giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm nhà bạn và cũng là yếu tố lớn quyết định sự thành công hay thất bại của bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất dùng trong vệ sinh chuồng trại điển hình như: Formaldehyde, NaOH, Cholorine, Phenol……Việc sử dụng những hóa chất này như thế nào cũng như liều lượng ra sao cần phải tìm hiểu kĩ càng để có được kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *